Phát hiện các vị trí đau dạ dày phổ biến nhất hiện nay

Để bạn phân biệt được vị trí đau dạ dày khác với đau bụng bình thường thì bài viết dưới đây đã tổng hợp các thông tin hữu ích cho bạn tham khảo nhé!


Tùy từng vị trí đau khác nhau trên vùng bụng sẽ tương ứng với một bệnh lý dạ dày khác nhau nhưng không phải ai cũng biết điều này.

1. Vị trí đau dạ dày vùng thượng vị: 

Vị trí đau dạ dày vùng thượng vị

Vị trí đau dạ dày này thường gặp trên nhiều bệnh nhân bị bệnh. Đây là vị trí nằm trên rốn và dưới mỏm xương ức. Có người chỉ đau tức, có người đau bỏng rát, có người lại đau âm ỉ. Cơn đau có thể lan ra sau lưng hoặc lan lên ngực.  Cơn đau tăng lên khi ăn các loại thức ăn cay, nóng, chua,… hay uống rượu, các loại đồ uống chứa cồn, chứa gas,… Thậm chí khi họ phải làm việc căng thẳng thì cơn đau cũng nặng lên. Người bệnh có thể ợ chua, ợ nóng, nóng rát phần bụng trên,…

Đau ở vùng thượng vị có thể là triệu chứng của đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng nhưng cũng có thể là dấu hiệu của thoát vị ở vùng thượng vị, viêm tụy hoặc sỏi mật.

>>> nguyên nhân đau dạ dày và cách chữa trị

2. Vị trí đau dạ dày phần giữa bụng

Vị trí đau dạ dày ở giữa bụng
Phần bụng giữa tập trung nhiều cơ quan tiêu hóa nên các triệu chứng đau ở vùng bụng này tương đối khó chẩn đoán vì có thể nhầm lẫn giữa loét dạ dày với viêm tụy, đường ruột bị nhiễm trùng, bệnh viêm ruột thừa mới chớm, viêm ở phần hang vị dạ dày.

Bác sĩ khi đó thường dựa vào kiểu đau và tần suất đau để chẩn đoán bệnh và phân biệt vị trí đau dạ dày này với các bệnh khác. Nếu bạn bị đau quặn bụng, có thể kèm theo miệng nôn trôn tháo, chỉ 1, 2 ngày rồi hết ngay thì đó có thể chỉ là triệu chứng thể hiện bạn bị ngộ độc thực phẩm mà thôi.

Nếu bạn đau vùng bụng xung quanh rốn rồi lan xuống vùng bụng dưới bên phải, buồn nôn, sốt nhẹ, khi dùng tay ấn vùng đau sẽ thấy đau nhói, cơn đau càng ngày càng nặng thì có thể ban bị viêm ruột thừa.

Còn khi bạn xuất hiện đau nhiều lần tại vùng bụng này, đi kèm với khó tiêu hóa thức ăn, đầy bụng, buồn nôn, ợ chua, những cơn đau âm ỉ hoặc quặn thắt, đau dù no hay đói thì rất có khả năng đó là biểu hiện của bệnh dạ dày. Hãy đến bệnh viện để bác sĩ khám và cho nội soi dạ dày để biết chính xác nhất tình hình bệnh tật của bạn.

Cần chú ý các cơn đau gây ra do đau dạ dày ở vùng bụng này thường xuất hiện ở vùng giữa chứ ít khi nghiêng về bên phải bụng hay trái bụng. Cơn đau nghiêng về bên phải bụng có thể là do sỏi thận, nhiễm trung đường tiểu,  táo bón hoặc thoát vị thắt lưng. Còn cơn đau nghiêng về bên trái bụng có thể là do sỏi thận, bệnh đại tràng, táo bón hoặc viêm ruột.

>>> gia thuoc chua benh da day

Bạn cần đến gặp bác sỹ khi nào?

Không chỉ là tại các vị trí đau dạ dày mà tại bất cứ vị trí nào, nếu bạn gặp phải các trường hợp sau thì việc đầu tiên bạn cần làm là ngay lập tức đến bệnh viện vì có thể bạn đang găp phải các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được cứu chữa kịp thời:

– Cơn đau tại bất cứ vị trí nào trong vùng bụng mà kéo dài dai dẳng, tái phát nhiều lần với mức độ ngày càng nặng hơn.

– Đau nhói ở vùng bụng dưới bên phải, kèm sốt nhẹ, ấn vào thấy đau, đó có thể là dấu hiệu của viêm ruột thừa cấp, bắt buộc phải xử lý càng sớm càng tốt.

– Đau bụng, chóng mặt, xuất huyết, thở gấp. Có thể kèm theo nôn hoặc sốt cao.

– Nôn ra máu.

– Đối với trẻ nhỏ: trẻ liên tục quấy khóc, bỏ ăn, sốt cao, có thể kèm chướng bụng.

>>> Địa chỉ chữa đau dạ dày hiệu quả

Mọi thắc mắc của bạn vui lòng liên hệ: 0985.686.999 hoặc (04) 2268 0999 để được các bác sỹ Trường An Vị giải đáp chi tiết hoặc truy cập website: truonganvi.vn để được biết thêm chi tiết.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

"Cảnh báo" khi sử dụng thuốc Tây Y chữa viêm loét dạ dày

Cách nhận biết triệu chứng viêm dạ dày cấp tính dành cho người bệnh

3 bài thuốc chữa bệnh dạ dày hiệu quả ngay TẠI NHÀ